Shazam! hay Câu chuyện về những Captain Marvel

5 Apr 2019

Cảnh báo Spoiler: Bài viết chứa rất nhiều chi tiết spoiler về bộ phim Shazam! có thể gây ảnh hưởng tới việc thưởng thức bộ phim.

Nghe title là đã thấy thú vị rồi đúng không nào? Xạo đó, thực ra chả có cái moẹ gì đâu 😚.

SHAZAM! 🔗

Trước tiên xin được chúc mừng Djimon Hounsou (nghe tên như Digimon ấy 🤔) trở thành diễn viên duy nhất xuất hiện trong phim của cả 2 Captain Marvel năm nay. Ngồi xem nhìn mặt pháp sư Shazam mà mình không thể nào ngừng nghĩ về Korath được. 😂

korath-who

Sau đây thì xin review ngắn gọn một chút. Nói chung Shazam! là một bộ phim hay và sẽ khiến nhiều người thích. Mình đoán vậy vì mình ngồi trong rạp có một mình nên cũng không rõ phản ứng của mọi người khi xem sẽ như nào =)).

Cá nhân mình thì không xa lạ lắm vì Shazam vốn là một trong những nhân vật yêu thích của mình từ lâu. Nhưng khán giả đại chúng hẳn sẽ rất hứng thú với một hình tượng siêu anh hùng mới - một cậu bé trở thành người lớn bằng một câu thần chú và được trao cho quyền năng tối thượng. Để hợp với kiểu nhân vật đó, bộ phim được xây dựng trên nền tảng hài hước vui nhộn, xem rất thoải mái. Zachary Levi đã có phần thể hiện rất thành công vai diễn một cậu bé trong thân xác một siêu anh hùng trưởng thành. Điểm sáng của bộ phim còn là sự tung hứng qua lại giữa Freddy và Billy/Shazam, cùng câu chuyện ấm lòng về tình cảm gia đình.

Billy and Freddy

Phim hơi dài dòng khi dành tận 2 act đầu cho việc giới thiệu và nghịch ngợm sức mạnh nhân vật. Mình không có phàn nàn gì vì đây là cơ hội khá tốt để mình rèn luyện bàng quang trước khi đi xem Endgame 😌. Chỉ có một điều khiến mình hơi ngứa ngáy trong lòng. Đó là phim đã tốn công dành 2/3 thời gian để build up câu chuyện đi tìm mẹ, nhưng cuối cùng bà mẹ lại có phản ứng khá là …whatever khi thấy cậu con trai thất lạc đứng trước mặt. Thậm chí dù nhớ vanh vách chuyện cũ nhưng lại không nhớ món đồ chơi đã mất cả buổi dành được cho nó. Và Billy cũng vượt qua điều-mà-ai-cũng-đoán-được khá nhanh.

Bộ phim mang đậm yếu tố comic. Đây vừa là một điểm tốt nhưng cũng vừa là một điểm dở. Tốt ở chỗ ai mà chả thích comicbook movie giống comic, dĩ nhiên rồi. Các nhân vật từ tạo hình đến phong cách hành động hơi thái quá và ngớ ngẩn mang lại cảm giác như đang đọc truyện vậy. Tuy nhiên dở ở chỗ, nó lại không được hợp lý lắm với đời thật, hay chính xác hơn là live action. Ví dụ như chuyện Freddy muốn biết Shazam có chống đạn được thật không bằng cách …bảo bọn cướp “Bắn vào mặt cậu ấy xem!” (wut?). Hay chuyện lũ cướp cũng cứ thế mà ngoan ngoãn nghe theo hai thằng dở hơi dở hồn từ đầu đến cuối (ví dụ nó mà quay sang nã một phát vào Freddy thì…).

Tạo hình của đám quái vật 7 tội đồ trong phim trông đáng sợ nhưng lại không đủ ấn tượng. Phim còn có pha lẫn chút yếu tố kinh dị trong cách làm phim (đạo diễn vốn là một người làm phim kinh dị). À mà nếu ai cho trẻ con đi xem thì cân nhắc trước, vì dù family-friendly nhưng mình nghĩ một số cảnh cũng không phù hợp lắm với trẻ con.

Beer

Một điểm trừ khác, đó là bối cảnh xung quanh chỉ như một cái sandbox để các nhân vật (quá mạnh) tùy ý đập phá mà không để lại hậu quả gì cũng như không có nhiều phản ứng của quần chúng xung quanh. Ví dụ như quá trình Shazam thử sức mạnh của mình đã phá hoại rất nhiều thứ. Nào là dọa người ta sợ phát khiếp, phá điện thoại của người khác, cây ATM, hay làm một cái xe bus cùng những người trên đó suýt chết. Nhưng Shazam lại chẳng phải chịu trách nhiệm về hậu quả mình gây ra và cũng hầu như chẳng bị một chút bad reputation nào. Người dân trong phim phản ứng cũng rất casual khi có những nhân vật phi phàm (mới) xuất hiện. Họ chỉ đơn giản là chạy trốn khi bắt đầu bị tấn công và ra vỗ tay vào phút cuối.

Act 3 của phim có lẽ sẽ gây bất ngờ và hào hứng với nhiều người khi giới thiệu Shazam Family. Nói chung xem như năm anh em siêu nhưn vậy, mình tin là nhiều người sẽ cảm thấy như được trở lại tuổi thơ. Tuy nhiên nếu để dành cho sequel thì có lẽ sẽ hay hơn.

Phim có một cameo nho nhỏ của Superman vào phút cuối và 2 credit scenes. Lần này thay vì CGI bộ ria mép thì hãng phim đã CGI cả đầu Superman đi lol. Nói đùa vậy thôi chứ người xuất hiện trong vai Superman chắc chắn không phải là Henry Cavill 😭, và việc giải quyết chuyện này bằng cách cắt đầu Superman có vẻ hơi …kì dị. Lẽ ra nên quay theo một góc khác ví dụ như chỉ để lộ cape đỏ khi bước vào chẳng hạn, thì sẽ iconic và nghệ thuật hơn.

Mr Mind

Mid-credit giới thiệu cho khán giả sự gặp gỡ giữa Merlin, à nhầm Doctor Sivana với một trong những kẻ thù truyền kiếp khác của Shazam. Đó là Mister Mind, một con sâu ngoài hành tinh có trí thông minh siêu đẳng và năng lực ngoại cảm. Với sự đón nhận tích cực của khán giả đối với Shazam thì khả năng cao là chúng ta sẽ được chứng kiến sự đối đầu của Shazam với sâu bướm trước khi Superman hay Batman có phim riêng tiếp theo. Còn after-credit chỉ đơn thuần là một cú promo nho nhỏ cho Aquaman thông qua joke giữa Billy và Freddie. 🐟

Marvelous World 🔗

Phải nói rằng chúng ta đang sống trong Golden Age của Comicbook Movie. Ấy vậy mà năm nay mình lại được chứng kiến một trong những thái độ toxic bậc nhất của cỘnG đỒnG mẠnG đối với phim siêu anh hùng, mà cụ thể ở đây là Captain Marvel.

Không biết để tỏ vẻ hiểu biết hay là đơn thuần ghét cho vui vậy mà nhiều bạn lôi Shazam! vào cuộc với những bình luận kiểu như “Đây mới là real Captain Marvel”, hay thậm chí còn có bạn khẳng định chắc nịch “Chẳng qua DC thua kiện nên mới bị mất tên Captain Marvel thôi” blah blah… Chưa nói đúng sai nhưng nếu các bạn nghĩ rằng việc “kiện người khác để chiếm lấy bản quyền cho mình” là một hành động lỗ đít, thì có một tin buồn là, DC mới là người làm việc đó.

Ngày xửa ngày xưa, khi DC vẫn chưa là DC và Marvel vẫn chưa là Marvel, có một hãng comic khác tồn tại là Fawcett Comics. Chính hãng này đã tạo ra nhân vật Shazam (dưới tên gọi Captain Marvel) cùng các nhân vật như Marvel Family (mà trong phim là Shazam Family), Doctor Sivana hay Mister Mind,… Lúc đó, nhân vật này thậm chí chiếm cả spotlight của Superman. Chính vì vậy DC đã kiện Fawcett Comics với lý do tạo hình nhân vật, năng lực và cốt truyện có phần quá giống với Superman. Điều này khiến cho Fawcett phải hủy bỏ không thể tiếp tục phát hành Captain Marvel (Shazam).

Captain Marvels

Trái: Captain Marvel của Fawcett. Phải: Captain Marvel của Marvel.

Đầu những năm 60, Atlas Comics đổi tên thành Marvel. Sau đó một thời gian, hãng tạo ra nhân vật Captain Marvel (Mar-Vell chứ không phải Carol Danvers nhé) cho riêng mình và có trademark luôn. Nhân vật này hoàn toàn không liên quan gì đến Captain Marvel của Fawcett trước đó.

Đến năm 1972, cũng chẳng vì lí do gì liên quan cả, DC đơn giản là muốn tìm cách mua lại quyền phát hành truyện Captain Marvel (Shazam) từ Fawcett. Năm 1991 thì hãng đã có toàn bộ bản quyền nhưng lúc đó lại nhận ra rằng “Oh fuck! Mình chậm chân quá nên có một nhân vật khác trùng tên tồn tại trên thị trường mất rồi!”. Thế là DC phát hành truyện dưới cái tên Shazam.

Thấy không, mọi chuyện diễn ra hết sức tự nhiên và chẳng ai sai ai đúng cả. Ban đầu mình cũng biết đến Captain Marvel của DC trước và hết sức bối rối. Mình còn thấy rất vui và nghĩ việc DC đổi tên thành Shazam là một điều may mắn. Thử nghĩ mà xem, việc một nhân vật không phải của hãng Marvel lại tên là Captain Marvel, đã thế lại còn cả Marvel Family nữa sẽ khiến cho nhiều người dễ bị nhầm lẫn. Hơn nữa mình thấy dùng tên Shazam còn hay và hợp lý hơn, mỗi tội nhân vật không thể tự gọi bản thân mình như thế thôi 🙄.

Thế nên mấy bạn cứ gọi hồn cái tên Captain Marvel khi comment về Shazam với ý mỉa mai thì mình khuyên là nên move on đi 🤭. Để mình thử hỏi các bạn một câu nhé, dưới đây đâu mới là real Conan nào? 🤣

conan

Điều đáng buồn là bên cạnh những thành phần hùa theo thì nhiều người chỉ lôi điều này ra làm bình phong cho cái sự ghét của mình đối với Captain Marvel mà thôi. Mà cái sự ghét đó thì lại đến từ những lí do hết sức 💩 bullcrap. Trong khi đó, chỉ khổ cả đạo diễn David Sandberg lẫn diễn viên Zachary Levi đã phải nhiều lần lên tiếng bênh vực và bày tỏ sự ủng hộ với Captain Marvel.

haha

Haters gonna hate

Dù sao cũng không ảnh hưởng gì đến mình lắm. Chỉ tội cho mấy bạn suốt ngày phải chia phe phái, tỏ ra cool ngầu trong khi mình và nhiều người khác có thể vui vẻ tận hưởng tất cả những gì mình muốn 😂. Why not? Vì cuộc sống tươi đẹp mà 🌈.

Comments

  • Xue Ni

    Xue Ni

    Hi Krad. I'm not a developer but I like your blog design a lot!! Do you know how to add the header image or if your web code is open sourced now? Thanks.

    1761 days agoReply

  • Nguyễn Phương Thuận

    Nguyễn Phương Thuận

    Blog đơn giản nhưng rất đẹp. Mình đã học đc nhiều thứ hay ho từ blog của bạn. Thank you :)

    1747 days agoReply

  • Tung Le

    Tung Le

    @Xue Ni: Thank you! If you also use GatsbyJS then it is very simple. Just add header image link to the frontmatter of each post and query it in your post template, just like in the instructions at: https://www.gatsbyjs.org/docs/working-with-images-in-markdown/

    Since my blog is currently in transition from Jekyll to GatsbyJS, it's still a mess right now and I haven't published the code yet. However you can get my Jekyll blog's code at: https://rubygems.org/gems/krad , which of course shares the same design with this one 🙏

    1743 days agoReply

  • Tung Le

    Tung Le

    @Nguyễn Phương Thuận: Cảm ơn bạn nhiều nhé! 👍

    1743 days agoReply

  • Anonymous

    Anonymous

    @Tung Le Cho mình hỏi bạn dùng plugin nào cho phần comment vậy. Thanks

    1700 days agoReply

  • Tung Le

    Tung Le

    @Anonymous: Phần comment mình tự code bằng javascript với realtime database của firebase thôi :D

    1692 days agoReply

  • Juan Jesús Ligero

    Juan Jesús Ligero

    @Tung Le: Hi Tung! :D
    We were thinking of using your Aseprite dark theme as a base skin for LibreSprite, and we wanted to contact you & ask for your blessings :)
    Please stop by the repository when you have time:
    https://github.com/LibreSprite/LibreSprite/issues/55

    1665 days agoReply

Do you want to comment as Anonymous or Sign in with Google?